Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Doanh nhân Việt lừng danh trên đất Mỹ giàu có cỡ nào? (1)

Hoàng Kiều, Trung Dung, Charlie Tôn Quý, Triệu Như Phát, Phạm Đình Nguyên, Chính Chu… là những doanh nhân gốc Việt lừng danh trên đất Mỹ.
Charlie kiếm 450 triệu USD/năm từ làm nail

Hiện nay Charlie Tôn Quý là chủ sở hữu của thương hiệu nổi tiếng Regal Nails và hầu hết các cửa hiệu của ông đều có mặt trong siêu thị lớn hàng đầu nước Mỹ Wal-Mart (WMT).
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Charlie Tôn Quý.
Sinh ra tại Quy Nhơn, sau 35 năm lăn lộn ở xứ người, Charlie Tôn Quý đã xây dựng dây chuyền làm móng lớn nhất nước Mỹ. Cho đến nay, các cửa hàng Regal Nails làm theo phương thức franchise (nhượng quyền) của ông Charlie Tôn Quý đã lên tới con số gần 1.200 tiệm trải dài trên khắp đất Mỹ.

Theo tiết lộ của Charlie Tôn Quý, trong nhiều thập kỷ, Regal Nails vẫn luôn đạt mức doanh thu cao ngất ngưởng. Vì là công ty tư nhân nên Regal Nails không thông báo số liệu tài chính. Nhưng nếu tính riêng thì mỗi tiệm nail của ông có doanh thu trung bình khoảng 34.000 USD/tháng (theo tạp chí Nails).

Theo đó, Regal Nails của ông Tôn sẽ có doanh thu hàng năm khoảng 450 triệu USD. Mức lời của công ty dịch vụ thường cao gấp đôi công ty sản xuất nên nếu Regal Nails niêm yết trên sàn HOSE, đây sẽ là một cổ phiếu “hot” nhất vì lý do Regal Nails gần như không có nợ.

Triệu Như Phát - "cha đẻ” của Little Saigon

Được mệnh danh là “cha đẻ” của Little Saigon, từ một người tay trắng qua Mỹ lập nghiệp, đến nay tài sản trong tay ông Triệu Như Phát lên đến khoảng 500 triệu USD.

Xuất thân trong một gia đình nghèo ở Hải Phòng, 11 tuổi, cậu bé Frank Jao (tên Việt là Triệu Như Phát) đã phải rời khỏi gia đình đi bán báo để lấy tiền nuôi sống bản thân. Đến Mỹ năm 1975, trong túi Frank Jao chỉ còn vỏn vẹn đúng 50 xu.

Không nhà, không tiền, ông đã phải bán luôn chiếc áo khoác đang mặc trên người để lấy tiền mua thức ăn. Công việc mưu sinh đầu tiên trên đất Mỹ là gõ cửa từng nhà để chào bán máy hút bụi.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Khu Little Saigon  tại California, Mỹ
Không ít lần, câu trả lời ông nhận được sau tiếng gõ cửa là cái lắc đầu lạnh lùng và tiếng sập cửa thô thiển. Nửa năm sau đó, ông xin vào làm việc trong một dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy. Cuộc sống quá nhiều khó khăn, có lúc không biết phải xoay xở thế nào và ông cảm thấy bế tắc.

Nhưng rồi cơ hội cũng đến với ông, trong một lần trò chuyện với một chuyên viên tư vấn, ông được nghe về bất động sản, một lĩnh vực mà ông rất thích. Ông bèn theo học những khoá đào tạo để cập nhật kiến thức về đầu tư, môi giới, quản trị và kinh doanh bất động sản.

Trong vòng một năm, ông đã lấy được giấy phép hành nghề và xin vào làm cho một công ty địa ốc của Mỹ. Ký ức của ông vẫn còn ghi khắc những ngày vất vả thiếu thốn trước kia do vậy, ông sống cần kiệm, tích lũy từng khoản tiền hoa hồng và dần dà đã có được một số vốn tương đối.

Ba năm sau khi đặt chân đến Mỹ, tức năm 1978, ông tự đứng ra mở một cơ sở kinh doanh riêng của mình: công ty Bridgecreek - chuyên phục vụ về đầu tư và phát triển địa ốc, với số vốn một nửa là của ông, nửa còn lại do một người Mỹ gốc châu Âu - giám đốc một ngân hàng Mỹ đóng góp.

Lần đầu tiên đứng ra lập một công ty kinh doanh ở Mỹ, lại có được một cổ đông là một người Mỹ từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, ông Jao học hỏi được rất nhiều từ người cộng sự của mình.

Sau hơn 1 năm rưỡi hoạt động, người hùn vốn với ông đã bán lại phần hùn, ông đứng ra mua lại toàn bộ và tự mình kinh doanh từ đó. Sau gần 30 năm, công ty Bridgecreek phát triển rất mạnh và trở thành Bridgecreek Group Inc. chuyên đầu tư bất động sản ở nhiều nơi với số vốn lên đến khoảng hơn 500 triệu USD và có văn phòng toạ lạc tại Little Saigon.

Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến, biết tích lũy lấy ngắn nuôi dài, có khả năng nhìn xa trông rộng, có tầm nhìn bao quát hướng đến tương lai và gắn bó với lợi ích cộng đồng và dân tộc... đó là những nét khắc họa nên tính cách và cũng là kinh nghiệm của doanh nhân Frank Jao.
Trung Dung: Từ 2 USD trở thành tỷ phú

Không có sẵn nền tảng tiếng Anh khi đến Mỹ như ông Triệu Như Phát nhưng tỷ phú Trung Dung (45 tuổi) cũng làm nên thành công vang dội, được nhiều tờ báo, tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới nhiều lần nhắc đến.

Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học. Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Tỷ phú Trung Dung
Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket. Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu.
Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996. Nỗ lực “ra riêng” này của ông gặp vô số thách thức trong thời gian đầu khi chẳng có mấy đơn vị đồng ý tham gia đầu tư, theo tờ Sanfrancisco Chronicle.

Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ. Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỷ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText).  
Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather. Sau khi bán OnDisplay, tỷ phú Trung Dung tiếp tục thực hiện một số dự án kinh doanh khác và đạt không ít thành công. Ngoài ra, ông cũng từng là thành viên Ban giám đốc của VEF và có nhiều đóng góp cho quỹ này.

Còn nữa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét