Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Hà Nội tích cực hỗ trợ các startup khởi nghiệp

Làm thế nào để tránh chồng chéo trong chương trình hỗ trợ khởi nghiệp? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Nghĩa- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội xung quanh vấn đề này?
Bà đánh giá thế nào về khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa?Cho đến nay TP Hà Nội đã thành lập khu vực doanh nghiệp này đã được triển khai như thế nào, thưa bà?  
Sau khi Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời thì sự ra đời  thì khu vực  rất lớn, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa( NVV )chiếm tới 98% DN trên địa bàn cả nước. Trước tình hình đó, Thành phố đã quyết định cho ra đời Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp NVV Hà Nội. Cho đến nay, Trung tâm đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Bà Phạm Thị Nghĩa-Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Nhiệm vụ của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp NVV là: Phát triển các doanh nghiệp NVV, trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện các dịch vụ công khác trên địa bàn Hà Nội…
Qua đó, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp NVV của Trung ương và địa phương; Thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp NVV; Tư vấn, hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; Thực hiện các dự án ODA dành cho doanh nghiệp NVV; Thực hiện nghiên cứu các đề tài, đề án phục vụ sự nghiệp phát triển, đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các  doanh nghiệp NVV; Xây dựng, triển khai thực hiện các vườn ươm doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau…
Vậy cho đến nay Trung tâm đã có những chương trình hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp như thế nào, thưa bà?
Chương trình hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực  doanh nghiệp NVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được trung tâm triển khai như: (Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn các chuyên đề về khởi sự và quản trị doanh nghiệp); Chương trình đào tạo giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO); Các chương trình liên kết, hợp tác các đơn vị thực hiện công tác trợ giúp doanh nghiệp NVV trên địa bàn Hà Nội...
Bên cạnh đó,  chúng tôi còn triển khai các chương trình hỗ trợ khởi sự của Hà Nội cũng tập trung vào các hoạt động tư vấn hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp (Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp; Tư vấn, hỗ trợ kinh doanh và phát triển cơ hội đầu tư; Hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp NVV; Thu thập ý kiến của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh; Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về DNNVV trên địa bàn Thành phố…).
Đồng thời các hoạt động tư vấn đầu tư (Hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư tại Hà Nội; Hỗ trợ các Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài tại Hà Nội thực hiện các hoạt động đầu tư; Hỗ trợ cung cấp thông tin về chính sách đầu tư cho các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài tại Hà Nội) cũng được Trung tâm ráo riết triển khai...
 Được biết Hà Nội cũng tích cực triển khai các khu vực vườn ươm nhằm hỗ trợ các startup khởi nghiệp?
Tổ chức vườn ươm doanh nghiệp với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong cộng đồng, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và cải thiện sức cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp, điều này cũng có nghĩa là hướng tới mục tiêu tạo việc làm và giảm nghèo. Mục tiêu  chính của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển của các  doanh nghiệp NVV có sáng kiến và đẩy mạnh quá trình hỗ trợ các khu vực startup khởi nghiệp bằng cách tạo ra một trung tâm điển hình với những chuẩn mực tốt nhất.
Tuy nhiên,  cho đến nay còn nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ khu vực startup còn còn chồng chéo (chẳng hạn chương trình đào tạo nguồn nhân lực: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Lao động thương binh và xã hội, Nông nghiệp…); Thiếu cơ chế phối hợp, báo cáo và chia sẻ thông tin; Thiếu cơ chế điều phối giám sát, đánh giá thực hiện; Nguồn lực của địa phương còn nhiều hạn chế…
Vậy để hỗ trợ các startup khởi nghiệp thành công, theo bà đâu là những giải pháp quan trọng?
 
Để hỗ trợ các startup khởi nghiệp thành công hơn nữa, theo tôi đó là các giải pháp nhằm đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư tài chính (hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước; từ các nhà đầu tư riêng lẻ; vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm); chính sách tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng và các tổ chức tài chính vi mô để thúc đẩy các công ty khởi nghiệp tăng trưởng.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
Theo đó, vấn đề xây dựng hệ sinh thái các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) của Việt Nam, trong đó đề cao việc đổi mới từ “phòng thí nghiệm ra thị trường” với những công nghệ đột phá, tạo dựng thị trường thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các ngành như y tế, năng lượng sạch và giáo dục. Đồng thời, đa dạng hóa các chương trình khởi sự kinh doanh dành cho thanh niên nông thôn, miền núi.
 
Bên cạnh đó, cần chú trọng các giải pháp về công tác tuyên truyền, truyền thông cho phong trào khởi sự kinh doanh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phương thức, chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp bộ, ngành, địa phương và thanh niên Việt Nam về vấn đề khởi sự kinh doanh, làm giàu, lập thân, lập nghiệp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét