Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Hàng loạt chuỗi cà phê Việt Nam hút vốn ngoại

Sau một thời gian im ắng, hàng loạt các chuỗi quán cà phê của Việt Nam hút vốn ngoại. Vậy những quán cà phê này có gì đặc biệt mà hấp dẫn các chủ đầu tư rót vốn vào..
 Cà phê hút vốn quỹ đầu tư ngoại
KAfe Group vừa chính thức tuyên bố nhận được khoản đầu tư 5,5 triệu đô trong vòng đầu tiên của quá trình gọi vốn từ các quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông, trong đó đáng chú ý là quỹ đầu tư danh giá Cassia Investments.
Khoản đầu tư này sẽ phục vụ kế hoạch mở rộng The KAfe trên toàn Việt Nam, bắt đầu bằng việc khai trương 4 địa điểm mới của The KAfe tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 10 và sẽ nâng tổng số nhà hàng trên cả nước lên con số 26 vào cuối năm nay.
Được thành lập vào năm 2013 bởi Đào Chi Anh, KAfe Group là chuỗi cửa hàng cafe đô thị phục vụ ẩm thực fusion (phong cách lai Âu Á) đầu tiên tại Việt Nam. Sau 5 năm phát triển, hiện nay The KAfe có 4 thương hiệu: The KAfe, The KAfe Village, The KAfe Box và The Burger Box.
Mới đây, thương hiệu bán lẻ trực tuyến và sàn thương mại điện tử Taembe vừa công bố nhận được số vốn 228.000 USD (tương đương 5 tỷ đồng) cho vòng tài trợ hạt giống (Seed) từ Quỹ Swiss Founders Fund, có trụ sở tại St.Gallen, Thụy Sĩ.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Trang web Taembe.com ra mắt vào tháng 4/2013. Taembe ban đầu bán tã giấy em bé và gần đây mở rộng danh mục sản phẩm sang các chất tẩy rửa và các mặt hàng tiêu dùng khác. này công bố lợi nhuận trong năm 2014 tăng 20%/tháng.
CEO của Taembe - Phan Kim Đôn từng giữ vị trí giám đốc điều hành tại Zalora Việt Nam và Foodpanda, sau đó quyết định rời khỏi những "startup đại gia" này để khởi nghiệp với Taembe. Nhà sáng lập cho biết, ý tưởng xây dựng Taembe nảy ra khi nhận thấy nhiều phụ nữ rất khó khăn trong việc đi mua và vận chuyển một gói tã giấy lớn về nhà, đặc biệt là khi chở theo con nhỏ. Từ đó, anh tin rằng dịch vụ giao tã giấy em bé tận nhà là rất cần thiết…
Cà phê chuỗi sẽ hút khách
Sau thành công của chuỗi cà phê hút vốn ngoại, hàng loạt chuỗi cà phê trong nước đã hoạt động theo mô hình này, như Star Up, Urban Station, Milano, Phúc Long, Mario... với lợi nhuận hấp dẫn không kém. Ngay cả Trung Nguyên cũng gia nhập "thị trường bình dân" với chuỗi Brain Station Coffee.
Điểm chung của mô hình chuỗi cửa hàng cà phê mang đi ở TP.HCM là xây dựng theo phong cách hiện đại, trẻ trung, diện tích tùy quán, từ 30m2 đến 200m2. Khách hàng mục tiêu của các thương hiệu này là giới trẻ, dân văn phòng, người bận rộn.
So với những thương hiệu cà phê lớn như Starbucks, The Coffee Bean..., giá một ly cà phê tại chuỗi cà phê thương hiệu Việt chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3. Cụ thể, giá mỗi ly cà phê tại Mario chỉ dao động từ 10.000 - 12.000 đồng, gần như tương đương với giá cà phê cóc.
Vậy mà anh Nguyễn Văn Thủy  khẳng định: "Giá này đã có lãi. Bởi giá vốn chỉ tối đa 25% giá bán". Anh Thủy giải thích thêm: "Thật ra, các thương hiệu lớn từ nước ngoài có giá bán cao là do chi phí mặt bằng và thương hiệu, thực chất cà phê ngon không phải nhập từ nước ngoài mà là kỹ thuật rang xay, pha chế.
Hiện nay, vốn đầu tư một cửa hàng cà phê Mario có diện tích khoảng 35-60m2 khoảng 65 triệu đồng (chưa có máy pha cà phê), cao nhất 90 triệu đồng (có máy pha cà phê), chỉ cần một ngày bán được khoảng 150 ly, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng sẽ đạt khoảng từ 30-45 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng lãi khoảng 10-15 triệu đồng".
Anh Đinh Nhật Nam, chủ thương hiệu Urban Station, cũng cho biết: "Lượng khách hiện nay của Urban Station tăng 10-20%. Bình quân mỗi ngày, quán bán được khoảng 300 ly. Mức tăng trưởng về doanh thu luôn trên 100% qua các năm". Tương tự, cửa hàng thứ 9 của Phúc Long đặt tại tại ngã 6 Phù Đổng dù đối diện với Starbucks, nhưng mỗi ngày cũng thu hút 400-500 lượt khách.
Anh  Nguyễn Minh Cường, người tạo dựng mô hình chuỗi cà phê Milano, cho hay, có tới 70% cửa hàng đáp ứng yêu cầu (20-190 ly một ngày), 20% vượt kế hoạch (tức bán được khoảng 200 ly một ngày).
Với doanh thu khả quan nên hệ thống chuỗi cà phê mang đi phát triển rất nhanh, chỉ sau 8 năm, Passio đã có 16 cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM; Urban Station có 30 cửa hàng tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đà Lạt...; Phúc Long có 10 cửa hàng; Milano trên 300 cửa hàng rải thành từ Hà Nội cho tới Cà Mau; Mario 65 cửa hàng...
Theo ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên viên tư vấn thương hiệu, sở hữu chuỗi cà phê Passio: "Lợi thế của các quán cà phê mang đi là mặt bằng không đòi hỏi cao, tùy theo quy mô, phí đầu tư một cửa hàng dao động khoảng dưới một tỷ đồng, doanh thu mỗi tháng từ 300-500 triệu đồng tùy theo mặt bằng và khoảng một năm rưỡi là lấy lại vốn".
Điều đáng nói là tuy mô hình chuỗi cà phê mang đi không lớn nhưng lợi nhuận cao và ổn định. Cũng như các chuỗi cà phê thương hiệu nước ngoài, dù lấy cà phê làm chủ đạo nhưng lợi nhuận từ cà phê sẽ không cao nếu các quán không có những loại nước uống khác hoặc pha với cà phê.
Đơn cử, 80% doanh thu tại các cửa hàng Phúc Long là các loại thức uống pha chế từ trà. Tại Urban, nhóm đồ uống có pha trộn cà phê mang lại doanh thu cao hơn loại nguyên chất, chiếm tới 70%...
Tuy được xếp vào thương hiệu "chiếu trên", nhưng nhận thấy lợi nhuận từ mô hình cà phê mang đi khá lớn nên Trung Nguyên cũng đã đầu tư thêm chuỗi Brain Station Coffee với mức chi phí cho một cửa hàng chỉ từ 250-350 triệu đồng.
Theo định hướng, chuỗi cà phê này sẽ phát triển theo mô hình nhượng quyền thương mại và sẽ đạt 1.200 điểm trong tương lai gần để phục vụ thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt ở thị trường Mỹ theo mô hình mang đi…
Có thể nói chuỗi cà phê đang thực sự là điểm đến không chỉ của các nhà đầu tư ngoại mà còn của nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới...
(Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét