Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Hé lộ bài học về tiền bạc của người đàn ông giàu nhất lịch sử

Warren Buffett và Bill Gates nếu so với Jacob Fugger, một nhà tài chính người Đức thời Phục Hưng thì chưa là gì cả. Người đàn ông này độc quyền kinh doanh bạc, trở thành nhà băng của các vị vua thời bấy giờ khi thuyết phục được các giáo hoàng hợp thức hoá việc cho vay nặng lãi và mở đường cho thị trường trái phiếu ngày nay.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Ở đỉnh cao sự nghiệp vào thế kỷ 16, Fugger (từ đồng âm với “sư tử”) tích luỹ được khối tài sản có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh tế của châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa từng nghe về ông.

Có một cuốn sách viết về Fugger, “The Man Who Ever Lived”, chứa đựng nhiều bài học về tiền bạc dành cho các nhà đầu tư. Dưới đây là bài phỏng vấn đã được biên tập với tác giả cuốn sách, Greg Steinmetz, một nhà phân tích chứng khoán và cựu nhà báo ở New York.

Phóng viên: Fugger đã gây ra những tác động nào đến tiền bạc, thưa ông?

Greg Steinmetz: Trước khi những triết lý về tiền bạc của Fugger ra đời, những người theo đạo Cơ Đốc không được phép tính lãi trên các khoản vay. Đó là lý do người Do Thái bắt đầu cho vay. Trong cuốn “Book of Luke” có viết, mỗi người nên cho vay mà không mong nhận lại điều gì. Các nhà thờ thực thi điều đó.

Các đối tượng cho vay người Cơ Đốc như Medicis thực thi việc này bằng việc xử phạt người thu lãi suất hay lệ phí. Công việc này khá là rườm rà.

Còn Fugger thì sắp đặt một chiến dịch vận động hành lang tại Vatican. Giáo hoàng khi đó đã đến và nói nếu ông cho vay và chấp nhận được rủi ro, việc tính lãi suất là điều công bằng.

Bài học tiền bạc nào chúng ta học được từ Fugger?

Fugger có thần kinh thép. Dù vậy, ông là người vô cùng khéo léo và bản năng này luôn hỗ trợ ông có được những thông tin tốt hơn. Ông là một trong những doanh nhân đầu tiên ở phía bắc dãy Alps sử dụng các thuật toán hiện đại. Ông luôn là người nắm vững các con số. Bởi vậy, ông nhạy bén hơn các đối thủ của mình. Ngày nay, các nhà đầu tư không nhìn vào các con số, họ quan tâm đến bản báo cáo doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty.

Ngoài ra, Fugger không “tát nước trong thuyền bằng gàu” khi phát hiện có dấu hiệu đầu tiên của sự cố. Lỗi phổ biến các nhà đầu tư mắc phải là bán thấp và mua cao.

Cuối cùng, ông luôn biết gia tăng giá trị cho khách hàng của mình. Ông tự biến bản thân trở thành người không thể chối từ. Điều đó giữ chân ông trong cuộc chơi.

Sai lầm lớn nhất của Fugger là gì, thưa ông?

Cũng có một vài thất bại. Một số giao dịch vận chuyển của ông ấy không được thực hiện. Nhà vua Tây Ban Nha đã đầu tư một hạm đội gửi sang Ấn Độ. Fugger đầu tư vào đây, tuy nhiên các con tàu đã một đi không trở lại. Dù vậy, ông cũng nhận được nhiều thứ giá trị. Điều thú vị là ông gần như chỉ đi từ thành công đến thành công.

Fugger đáng ra có thể là một nhà quản lý tốt quỹ phòng hộ?

Phi vụ lớn đầu tiên ông đầu tư không chỉ bằng tiền của mình, tiền của gia đình, mà còn có sự đóng góp của bạn bè. Làm thế nào ông thuyết phục được họ đặt một số lượng lớn tiền bạc vào đó?

Ông phải có một khả năng lớn trong việc truyền cảm hứng và thấm nhuần niềm tin ở mọi người. Thật không may, mông không để lại một cuốn nhật ký. Các chứng cứ tôi đều dựa vào chắp vá, kể cả các báo cáo kế toán và những bức thư gửi cho khách hàng và chủ nợ của ông.

Ông ấy thực sự hứng thú với tiền của mình?

Fugger có một biệt thự lớn ở Augsburg, Đức. Ông khoác lên mình những chiếc áo lông thú và đi dạo bằng chiếc xe ngựa 12 con. Điều quan trọng, ông muốn chứng minh với khách hàng và người cho vay ông có rất nhiều tiền.

Cuộc sống của ông ấy được mô tả thế nào?

Fugger làm việc toàn thời gian, nhưng đối với ông ấy, công việc là niềm vui. Buffett cũng nói rằng, hàng ngày ông khiêu vũ với công việc vì ông yêu nó. Tôi không biết chắc chắn, song Fugger đã lộ ra những điều tương tự. Ông làm việc cho đến hơi thở cuối cùng vào năm 1525, khi 66 tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét