Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Liên kết hai nhà làm giàu từ lúa

Từ vùng đồng quê chiêm trũng, Công ty TNHH Cường Tân đã làm giàu từ cây lúa nhờ liên kết hai nhà: doanh nghiệp và nông dân. Để hiểu thêm quy trình làm giàu từ giống lúa lai, chúng tôi đã trao đổi với ông Lâm Văn Chiểu – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cường Tân.
Ông có thể cho biết, mô hình liên kết doanh nghiệp và nhà nông làm giàu từ cây lúa của Cường Tân?
 
Chúng tôi đã bắt tay với  nông dân thuê gom được 350 ha ruộng của nông dân ở 07 vùng khác nhau trong tỉnh Nam Định.Sau khi thuê gom ruộng đất, Công ty tự quy hoạch lại các ô thửa, tu bổ, chỉnh trang bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng;, cải tạo mặt bằng, xây dựng cầu cống, đường điện đảm bảo đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất 02 vụ giống lúa và 01 vụ cây trồng vụ Đông/năm.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 Ông Lâm Văn Chiểu – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cường Tân
 
Trên diện tích 350 ha ruộng, Công ty liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp địa phương, các hộ nông dân liên hộ sản xuất theo phương thức các hộ nhận diện tích do Công ty giao, tổ chức nhân lực trồng cấy theo chỉ đạo kỹ thuật của đội ngũ kỹ thuật Công ty.
 
Từ khi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chúng tôi đã tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lúa giống tại các địa phương trong tỉnh Nam Định. Đến nay, Công ty đã được ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Định giải ngân số vốn vay là 18.752.450.000 đồng (vốn vay ngắn hạn). Từ nguồn vốn vay trung và dài hạn Công ty đang lập dự án để triển khai sau tháng 8/2015.
 
Hiện nay, Cường Tân dùng số vốn vay để đầu tư trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trên diện tích 300 ha sản xuất lúa lai F1. Bà con nông dân tại các vùng sản xuất tập trung “cánh đồng mẫu lớn” đang liên kết cùng Công ty sản xuất lúa lai F1 rất phấn khởi tự tin khi được Công ty ứng trước toàn bộ giống lúa, tiền công lao động, tiền các dịch vụ khác, được Công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm và chia sẻ rủi ro về năng suất.
 
Ngoài diện tích 300 ha, Công ty đang tổ chức sản xuất, Công ty đang xúc tiến thuê gom thêm diện tích để liên kết với các hộ nông dân sản xuất các giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng cao phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Nam Định cũng như các tỉnh bạn...
 
Được biết, ngoài liên kết với các bà con nông dân tỉnh nhà, Cường Tân còn "Nam tiến" vào các tỉnh miền Trung để  phố biến kinh nghiệm làm giàu từ lúa lai.
 
Đúng vậy, vụ Đông Xuân 2014-2015, Công ty liên kết với huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tổ chức sản xuất hạt giống thuần Nguyên chủng M1-NĐ với diện tích 100ha, Công ty chuyển 03 dàn sấy vào sấy lúa tại chỗ và đã chuyển lúa về kho Công ty an toàn, kịp thời, năng suất đạt trên 85tạ/ha. Công ty tổ chức sản xuất 50 ha lúa M1-NĐ sản xuất tại Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam năng suất đạt 80 tạ/ha.
 
Có thể nói, với mô hình sản xuất bắt tay nông dân liên kết 2 nhà để làm giàu từ lúa giống, Công ty Cường Tân đã đạt được hiệu quả sản xuất: Đối với nông dân tham gia liên kết sản xuất: Khai thác tối đa quỹ đất, nâng cao hệ số sử dụng đất, đồng thời tăng thêm thu nhập từ 20 - 23 triệu đồng/ha/vụ; Đối với Công ty TNHH Cường Tân: được hưởng chênh lệch 150 - 200 đ/kg sản phẩm từ việc tổ chức sản xuất, thu mua sản phẩm, tương đương 1,5 - 2 tỷ đồng/vụ. Đồng thời việc tổ chức sản xuất các cây vụ Đông tạo ra số lượng việc làm lớn ở nông thôn trong lúc nông nhàn góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. Mỗi ha tạo thêm từ 600- 650 ngày công cho lao động địa phương giá trị 01 ngày công đạt từ 80.000 - 120.000 đồng. 
 
Thành công từ mô hình này, theo ông đâu là những khó khăn của Cường Tân trong mô hình liên kết 2 nhà làm giàu từ lúa?
 
Trong thực tế triển khai thực hiện dự án vay vốn nói trên, Công ty TNHH Cường Tân đang gặp phải một số khó khăn như sau: Là doanh nghiệp sản xuất giống lúa lai F1 hàng đầu Việt Nam với diện tích lớn nhưng đều là diện tích đi thuê của bà con nông dân rồi quy hoạch lại thành “Cánh đồng mẫu lớn” để sản xuất tập trung, với số vốn đã đầu tư là rất lớn, nhưng phần đất đai sản xuất không có giá trị thế chấp để bảo lãnh vay vốn. Do đó, Công ty gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn cần tài sản bảo lãnh với Ngân hàng Thương mại.
 
Trong việc thực hiện phương án liên kết chuỗi trong sản xuất lúa giống và cây vụ Đông, Công ty TNHH Cường Tân cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm các hộ nông dân cùng liên kết sản xuất. Riêng đối với hạt lai F1 và giống lúa thuần chất lượng cao là loại sản phẩm đặc thù. Mỗi loại hạt lúa giống được phân khúc gieo cấy ở một thời vụ nhất định để đảm bảo an toàn năng suất và chất lượng cho bà con nông dân. Do vậy hạt giống cần phải chế biến bảo quản lưu kho lạnh từ 1-2 vụ; cho nên Công ty TNHH Cường Tân cần phải làm giá thóc giống trước khi nhập kho lạnh và ứng trước vốn thóc giống đang lưu kho cho bà con nông dân.
 
Công ty TNHH Cường Tân đề nghị được dùng sản phẩm lúa giống đang bảo quản trong kho lạnh của Công ty để bảo lãnh thế chấp phần vốn vay cho phương án vay vốn theo chuỗi liên kết sản xuất đến bao tiêu sản phẩm.
 
Sản xuất lúa giống là công việc rất khó khăn vất vả, phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, thiên tai, dịch hoạ, do vậy đề nghị các cơ quan tạo điều kiện hỗ trợ bảo hiểm sản xuất lúa giống cho các doanh nghiệp sản xuất lúa giống, đặc biệt là sản xuất hạt lai F1.
 
Lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh lúa giống không cao, nên để tái đầu tư cho việc xây dựng kho xưởng, mua sắm thiết bị cần phải tính toán rất kỹ lưỡng. Đề nghị ngân hàng điều chỉnh hạ lãi suất cho vay xuống thấp dưới 9% trên năm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét