Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Rộng cửa vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tại "Hội thảo Cơ chế vốn cho doanh nghiệp" do VCCI tổ chức, ông Fung Kai Jin – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng VP Bank, Giám đốc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (VVN), cho biết tín dụng hỗ trợ khu vực này rất quan trọng bởi đây là những doanh nghiệp thúc đẩy nền kinh tế, đóng góp trên 30% vào GDP và tạo ra nhiều việc làm nhất trong khu vực tư nhân.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của các  doanh nghiệp VVN hiện nay?
 
Doanh nghiệp VVN là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế.
Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp VVN giai đoạn 2011 - 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. 
 
Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp VVN chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo thêm 3.5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011-2015.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Ông Fung Kai Jin – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng VP Bank
 
Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp VVN gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, uy tín và thương hiệu của loại hình doanh nghiệp này, cửa vay vốn cho các doanh nghiệp VVN sẽ có phần khó hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp VVN còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh…
 
Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước, các ngân hàng đã và đang tích cực hơn trong việc giải quyết các thách thức về cung cấp vốn cho  doanh nghiệp VVN, như: các ngân hàng bắt đầu tập trung cho riêng phân khúc khách hàng doanh nghiệp VVN, lãi suất dần hạ xuống, dịch chuyển dần sang cho vay tín chấp…
 
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của ngành ngân hàng là việc đưa ra sản phẩm cho vay tín chấp dành cho  doanh nghiệp VVN; cho vay tín chấp dưới hình thức cho vay doanh nghiệp nhỏ và dạng thẻ tín dụng sẽ trở nên phổ biến hơn khi cộng đồng  doanh nghiệp VVN nhận thức được tính hữu dụng và lợi ích của các sản phẩm này.
 
Vậy để hỗ trợ khu vực doanh nghiệp VVN có vốn vay VP Bank đã có những chính sách gì thưa ông?
 
 VPBank có những gói ưu đãi dành riêng cho xuất nhập khẩu và những ngành nghề như thủy sản, lúa gạo, café, vận tải…Các chương trình ưu đãi đã giúp cho chi phí vốn vay giảm xuống và dễ tiếp cận hơn đối với DNVVN. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ đơn giản nhưng hiệu quả giúp DNVVN quản lý dòng tiền của mình tốt hơn” 
 
Hàng loạt gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi được đưa ra như tiện ích miễn phí hoặc miễn giảm dịch vụ, lãi suất…. được các ngân hàng dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này. 
 
Đáng chú ý trong số này là chương trình cho vay ưu đãi dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp VVN của VPBank. Cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản" (Business Financing) và "Tín dụng thông minh doanh nghiệp" (SME SmartCredit).
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
Với cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản, khách hàng sẽ được vay vốn kinh doanh với nhiều ưu đãi. Cụ thể, tài sản bảo đảm áp dụng 100% là bất động sản. Khi tiếp cận vốn vay, khách hàng có thể được vay tối đa đến 90% trên giá trị tài sản bảo đảm với tổng hạn mức vay lên đến 20 tỷ đồng trong vòng 25 năm. Thời hạn cho vay dài chính là một ưu điểm của chương trình. Nhờ vậy, khách hàng tăng khả năng chủ động cân đối tài chính và hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt.
 
"Tín dụng thông minh doanh nghiệp" được xác định là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn nhanh chóng với thủ tục đơn giản, hưởng lãi suất cạnh tranh. Chương trình được thiết kế với điều kiện phê duyệt rõ ràng với điểm nổi bật là sự đa dạng các loại tài sản đảm bảo kết hợp với tín chấp. 
 
Doanh nghiệp có thể sử dụng hàng hóa và quyền đòi nợ như một tài sản để đảm bảo cho khoản vay với tỷ lệ cho vay tối đa lên tới 100% trên trị giá tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được cấp tín dụng có kỳ hạn linh hoạt với tổng hạn mức lên đến 20 tỷ đồng trong thời hạn 10 năm.
 
Ngoài ra VPBank đang rất tích cực đưa ra các chương trình, sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp VVN nhằm cải thiện tình hình kinh tế. Đơn cử như trong hai năm gần đây, VPBank đã đầu tư để cung cấp chuỗi sản phẩm, đào tạo các cán bộ tư vấn cũng như xây dựng 63 trung tâm nhằm phục vụ các doanh nghiệp VVN.
 
Thưa ông, ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp VVN tiếp cận vốn vay ngân hàng, được biết VP Bank cũng hỗ trợ nhiều chương trình khởi nghiệp…
 
VPBank luôn xác định doanh nghiệp VVN là một phân khúc khách hàng quan trọng đối với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu vốn để mở rộng phát triển sản xuất.
 
Vì vậy, VPBank đã dành nhiều chính sách ưu đãi nhằm giúp doanh nghiệp VVN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ như áp dụng mức lãi suất hợp lý chỉ 8%/năm, giảm lãi suất vay đối với các khoản vay ngắn hạn.
 
Bên cạnh các chương trình ưu đãi trực tiếp đến các khoản vay của khách hàng, VPBank còn phối hợp với VCCI tổ chức các chương trình đào tạo, hội thảo, tư vấn để giúp các doanh nhân khởi nhiệp và giúp các doanh nghiệp đang hoạt động nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh trong môi trường hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
 
Để là đối tác kinh doanh bền vững lâu dài, theo tôi các doanh nghiệp VVN cần cải thiện tính minh bạch trong báo cáo tài chính bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin và thường xuyên tương tác với ngân hàng. Với báo cáo tài chính minh bạch, ngân hàng có thể đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro để có thể mở rộng cửa vay vốn cho các doanh nghiêp VVN...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét