Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Nghề kinh doanh diễn giả liệu có “hốt bạc”?

Nghề kinh doanh diễn ra đang là mốt là trào lưu khiến rất nhiều doanh nghiệp , các tổ chức xã hội đua nhau mời về. Liệu nghề này có thực sự hốt ra bạc như lời đồn đại?
Đua nhau mời các diễn giả có tên tuổi
 
Hơn 8 tỉ đồng là số tiền mà công ty tổ chức sự kiện và đào tạo DVH Bransons đã chi ra để có thể mang Jordan Belfort, người được mệnh danh là Sói già phố Wall về Việt Nam. Cuộc đời của Jordan Belfort được thể hiện qua hai tác phẩm. Một là cuốn hồi ký “Sói già phố Wall” và hai là bộ phim cùng tên do nam tài tử điện ảnh Leonardo DiCaprio thủ vai.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
Phim này đã nhận được 5 đề cử Oscar với doanh thu 392 triệu USD. Hai tác phẩm này đã mô tả chân thực và trần trụi về cuộc đời của “con sói” tinh thông và lọc lõi trên thị trường chứng khoán khốc liệt nhất thế giới. Và bây giờ con sói đã hiện diện tại Việt Nam và người Việt đã có thể tận mắt gặp gỡ Jordan Belfort thực ngoài đời, với chi phí thấp nhất là gần 18 triệu đồng mỗi vé tham dự.
 
Tôn Hoa Sen bỏ ra 32 tỷ đồng tổ chức sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam đang trở thành đề tài được quan tâm. Không ít ý kiến cho rằng, vụ đầu tư này lãng phí, sính ngoại. Kinh tế Việt Nam đang khó khăn, sản xuất đình đốn, doanh nghiệp giải thể hàng loạt. Không chỉ thế, ở Việt Nam còn rất nhiều người khuyết tật cần giúp đỡ và những tấm gương như Nick cũng không thiếu gì. 
 
Trong buổi giao lưu của Nick Vujicic với cộng đồng doanh nhân khu vực phía Bắc, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ giãi bày: “Tại sao chúng tôi lại tiếp đón Nick nồng hậu như vậy là vì chúng tôi đồng cảm, yêu thương với Nick. Đất nước chúng ta cũng có quá nhiều người khuyết tật do hậu quả của chiến tranh và chất độc da cam...
 
Không chỉ có Jordan Belfort, Nick Vujicic ngày càng nhiều các diễn giả là những nhân vật nổi tiếng trên thế giới đang tiếp tục được mời về Việt Nam.  Mới đây nhất, người Việt sẽ được gặp tỉ phú Richard Branson, nhà sáng lập tập đoàn Virgin. 
 
Để đưa được vị "tỷ phú khởi nghiệp" này về Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty M.O.V.E Nguyễn Quốc Trung và các cộng sự đã mất gần 5 năm ấp ủ và chuẩn bị kế hoạch. Từ năm 2010, công ty ông bắt đầu đặt vấn đề với đối tác quản lý hình ảnh Richard. Để đáp ứng được điều kiện mà họ đưa ra thì công ty phải chứng minh có kinh nghiệm về việc tổ chức các sự kiện mời diễn giả nổi tiếng nước ngoài, có uy tín cao... bên cạnh yếu tố đảm bảo tài chính.
 
Trước đó là những cái tên như Brian Tracy, người có hơn 30 năm nghiên cứu và đào tạo về tư duy thành công hay Richard Duncan, chuyên gia kinh tế thế giới. Trước đó nữa là triệu phú trẻ tuổi người Singapore Adam Khoo với triết lý “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế.
 
Trong khi các diễn giả nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều, số lượng các công ty chuyên mời diễn giả về, được ví như những bầu sô, lại ít thay đổi. Ngoài DVH Bransons, có thể kể đến Babylons, Move và một số đơn vị nhỏ hơn khác.
 
Trên thực tế, mô hình kinh doanh diễn giả trong đào tạo là không mới. Đây là mô hình đào tạo theo kiểu gia tốc. Nghĩa là đào tạo các kiến thức, kỹ năng trong ngắn hạn, có thể chỉ trong một buổi hoặc kéo dài vài ngày. Các diễn giả được mời tới để đào tạo có thể chia làm 2 dạng. Một là các diễn giả chuyên nghiệp. Hai là những doanh nhân thành công được mời chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
 
“Bỏ tiền tỷ thu bạc cắc”
 
Theo ông Đỗ Huy Hiệu, Tổng Giám đốc DVH Bransons, người Việt thường ưa chuộng các diễn giả là người nước ngoài. Trong đó, phần lớn là những người đã có kinh nghiệm trong cuộc sống và trên thương trường, rồi sau đó mới đi làm diễn giả.  Do vậy, các công ty mời diễn giả phải thích ứng với môi trường, đó là mô hình đào tạo gia tốc như thế đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, có lẽ bởi tinh thần “ham học hỏi” và tình trạng thiếu thốn kỹ năng trong thời đại mới khi kinh tế mở cửa. 
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
Các chủ đề đào tạo mặc dù trải dài trên nhiều phương diện, nhưng chung quy lại vẫn là dành cho giới doanh nhân. Ví dụ như kiến thức chuyên sâu, kỹ năng quản trị, cách thức kiếm tiền và cả cách cân bằng cuộc sống bằng thiền chẳng hạn.
 
Vậy mô hình kinh doanh diễn giả này mang lại lợi nhuận thế nào? Liệu có hốt bạc như lời đồn đại? Theo các bầu sô, được biết  những diễn giả nổi tiếng, cái được nhiều hơn là về mặt giá trị thương hiệu hơn là doanh thu. Từ việc nâng tầm thương hiệu công ty, họ sẽ có bàn đạp để tổ chức những buổi đào tạo khác. Ở góc độ nào đó, hình ảnh của các công ty này cũng gắn liền với chính diễn giả mà họ mang về. 
 
Giới  kinh doanh diễn giả vẫn thường nói với nhau rằng không có tài trợ “chống lưng” thì đừng có mời diễn giả có tên tuổi. Thực tế là các chương trình có thể diễn ra suôn sẻ luôn có một danh sách đơn vị tài trợ có máu mặt có tiềm lực về tài chính. Thậm chí  diễn giả càng sang trọng, đẳng cấp thì càng phải có tài trợ “khủng” mới làm được. 
 
Diễn giả càng đẳng cấp thì chi phí tổ chức càng tốn kém. Như vậy khả năng có lợi nhuận của các công ty tổ chức càng thấp đến mức… không tưởng. Vì thế nếu không có đơn vị tài trợ có máu mặt chống lưng để đảm bảo chi phí thì rất khó mà “gánh” được,” Giám đốc một công ty tổ chức sự kiện chia sẻ…
 
Có thể so sánh nghề kinh doanh diễn giả giống như một cái phễu. Miệng phễu rất rộng nhưng có ít khách hàng. Càng đi xuống, đối tượng khách hàng càng thu hẹp...
 
 Nhìn xa hơn, liệu Việt Nam có trở thành tâm điểm  nghề kinh doanh diễn giả? iện nay, vị trí này thuộc về Singapore. Singapore có nhiều chương trình mà Việt Nam chưa có. Và các doanh nhân Việt Nam vẫn phải bay sang Singapore để tham dự. Tuy nhiên, Việt Nam lại có lợi thế là giá rẻ.
 
Chẳng hạn như chương trình của Jordan Belfort, giá vé ở Việt Nam chỉ bằng 1/10 so với Singapore. Khi Jordan Belfort đến Hà Nội vào cuối năm 2014, đã có không ít người nước ngoài sang Việt Nam để học, vì tổng chi phí vẫn còn rẻ hơn Singapore rất nhiều.
 
Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam, câu hỏi còn bỏ ngỏ khi tiềm lực, vốn liếng  đầu tư còn  rất hạn chế. Rõ ràng kinh doanh diễn giả không hốt bạc như lời đồn đại…
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét