Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vốn rẻ

Tại hội thảo “Định chế tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập” do VCCI tổ chức, rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn vẫn chưa tiếp cận nguồn vốn trong nước và những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn giá rẻ khi hội nhập?
Khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Theo nhiều chuyên gia hiện cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang hết sức lo lắng bởi nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng của họ đang rất lớn, song để tiếp cận được với nguồn vốn này lại rất khó khăn.
Nguyên nhân đến từ việc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do các cơ chế ưu đãi, chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chưa đi vào cuộc sống.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Có một thực tế hiện nay, nhu cầu vay cao, song sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn còn yếu, do việc bảo lãnh cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa được đẩy mạnh, cùng với đó việc hướng dẫn thực hiện vay vốn của các ngân hàng còn chậm, hình thức vay vốn tín chấp chưa được triển khai  sâu rộng, do hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp và cá nhân của các tổ chức tín dụng chưa được hoàn thiện...
Theo  ông Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC) cho biết: Trong thời gian vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước(NHNN)  đưa ra nhiều biện pháp để cải tổ nâng cao chất lượng các tổ chức tín dụng, trong đó đặc biệt là giải pháp tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Vấn đề lớn của hệ thống ngân, đó là thực trạng nợ xấu của các ngân hàng. Đây là rào cản rất lớn trong việc các ngân hàng có cho vay vốn được hay không, có đồng hành được với DN hay không?
Bà Hoàng Nghi Trang-Kế toán trưởng Công ty cổ phần cơ điện toàn cầu, xuất hàng đi Australia, Mỹ, Nhật, EU cho biết, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp đã tìm cách vay vốn vay ưu đãi từ ngân hàng, JICA…Trước đây, đã có những chính sách hỗ trợ  DN đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, song thủ tục có nhiều phức tạp, điều kiện và mức lãi suất chưa hấp dẫn, nên doanh nghiệp chưa tiếp cận được, mà chủ yếu dùng tài sản thế chấp để vay.
Theo bà Trang,  để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi 2-4%/năm sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư nâng cấp sản xuất và xuất khẩu. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần công khai hơn về thủ tục để doanh nghiệp  tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn này, đồng thời quy trình đánh giá doanh nghiệp xuất khẩu khi tiếp cận cần tinh giản hơn nữa.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hưng Yên - đặt vấn đề từ nay đến đầu năm sau lãi suất cho vay có giảm được không? Hiện lãi suất cho vay khoảng 10%/ năm thì làm sao doanh nghiệp có thể hội nhập được trong khi lãi suất cho vay ở các nước chỉ 3-4%/năm. Vậy DN nào có thể tồn tại được với lãi suất 10%/năm?
Trả lời các vấn đề thắc mắc của DN, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, cho biết lãi suất đầu vào đang ở mức từ 5-5,6%/năm, còn lãi suất đầu ra 9-10%/năm, trừ các lĩnh vực cho vay ưu tiên dưới 7%/năm. Chênh lệnh giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của các ngân hàng hiện nay chỉ ở mức 3%. Vì ngân hàng huy động 10 đồng không phải cho vay ra cả 10 đồng mà chỉ được 7-8 đồng, còn lại phải trích lập dự phòng rủi ro. Như vậy, lãi suất đầu vào khoảng 6%/năm.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, cho biết ngay từ đầu năm NHNN thông tin là sẽ kéo lãi suất xuống 1-1,5%/ năm. Nhưng đến thời điểm này lãi suất cho vay không thể giảm được. Lý do rất đơn giản là với mức lãi suất cho vay như vậy mà DN vẫn vay. Điều đó được thể hiện qua con số của NHNN công bố trong 9 tháng  đầu năm tăng trưởng tín dụng đạt hơn 11%.
Cách nào tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ?
Năm 2015 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu mức độ hội nhập sâu, rộng của VN sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng Kinh tế khu vực (AEC); các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hoàn thành bước cắt giảm theo các danh mục mặt hàng thông thường; triển khai thực hiện một số FTA vừa ký kết và kết thúc đàm phán như FTA Việt Nam – EU, Hiệp định (TPP)… Việc Chính phủ đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng và nền kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như tác động tích cực đến nền kinh tế VN, tạo điều kiện cho DN trong nước gia tăng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Do vậy, doanh nghiệp ngày càng đặc biệt quan tâm tới những khả năng hỗ trợ, cung ứng dịch vụ của các định chế tài chính của các tổ chức tín dụng.Vì vậy, ông Lực cho rằng, để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, nguồn vốn giá rẻ các ngân hàng cần tập trung cải cách các thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng tinh giản hơn cho doanh nghiệp…
 Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có cơ chế chính sách hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu như lãi suất, hay bảo hiểm xuất khẩu, tạo điều kiện để DN tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất hàng hóa xuất khẩu toàn cầu.
Bà Lê Minh Hương, Giám đốc Sở Giao dịch VietinBank cho hay,  để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, về tín dụng USD, VietinBank đã thiết kế riêng chương trình cho vay USD với việc giảm lãi suất cho vay từ 2-3%/năm so với mặt bằng lãi suất chung của thị trường.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng các sản phẩm tín dụng cho từng ngành nghề như: làng nghề truyền thống, cho vay tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền từ các hợp đồng xuất khẩu; chuỗi thủy sản, nông nghiệp… với thủ tục nhanh gọn, tài sản bảo đảm là chính hàng hóa luân chuyển hay các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để hỗ trợ DN hơn nữa, bà Hương kiến nghị, NHNN có thể xem xét để ban hành các chính sách hỗ trợ các ngân hàng thương mại nguồn vốn với giá hợp lý, rẻ hơn mức qui định hiện hành, để phục vụ cho vay  DN xuất khẩu với lãi suất phù hợp…
Khẳng định DN xuất khẩu hiện nay hoàn toàn được tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ,ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược NHNN  khẳng định, lãi suất, phí cho vay đối với DN xuất khẩu (đương nhiên cam kết thanh toán L/C qua ngân  và bán lại ngoại tệ) ở mức thấp nhất trong các sản phẩm cho vay, cho thuê, chiết khấu, phí thành toán quốc tế. Cụ thể, về trần lãi suất ưu tiên không quá 7%/năm, lãi suất của ngân hàng thương mại(NHTM) trong các gói hỗ trợ xuất khẩu từ 3-6,5%/năm.
Ông Hòe cũng cho biết thêm, riêng phí cấp tín dụng là không được phép thu (quy định của NHNN), còn lại thuộc quyền chủ động của Ngân hàng Thương mại, các Ngân hàng Thương mại đều thực hiện miễn hoặc giảm phí trong gói sản phẩm dịch vụ đối doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay các ngân hàng đều đa dạng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu trong xu thế hội nhập, đó là: cho vay vốn lưu động, vốn trung dài hạn, tài trợ thương mại, chiết khấu bộ chứng từ L/C, ưng trước bộ chứng từ nhờ thu, tài trợ trọn gói khi có L/C xuất khẩu, ứng trước hóa đơn bán hàng trả chậm… bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét