Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Những người tâm huyết với 'ăn sạch', 'sống xanh'

Kinh doanh thực phẩm sạch đang là tâm huyết của nhiều người trước tình trạng thức ăn bẩn "bủa vây" thị trường. Thế nhưng, chuyện mở công ty, cửa hàng thực phẩm sạch vẫn “sớm nở tối tàn”, bởi giá thành cao mà chất lượng chưa chắc đã đảm bảo.
Tiến sĩ Lê Thị Huyền Dương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dự án xanh Intergreen chia sẻ: “Mọi người thường hỏi tôi bữa ăn hàng ngày của chúng ta thường bị đầu độc như thế nào. Tôi có trả lời rằng hàng ngày các bạn tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm, đồng thời cũng đưa vào cơ thể một lượng lớn các chất độc hại. Ví dụ khi ăn rau chúng ta có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, rồi đạm tưới vào rau cũng là chất gây ung thư mạnh. Lợn thường bị kháng sinh, hormon tăng trưởng. Tôm cá nhiễm những kháng sinh phòng bệnh cho tôm… Tất cả những chất trên khi vào cơ thể ẩn chứa hậu quả khôn lường đối với sức khoẻ.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Tiến sĩ Lê Thị Huyền Dương cùng bà con nông dân trồng rau hữu cơ trong lồng kính
Nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm sạch, tôi và một số nhà đầu tư tâm đắc muốn phát triển sản xuất theo hướng không hoá chất. Chính vì thế mà Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Intergreen ra đời”.

Intergreen được sáng lập bởi đội ngũ chuyên gia uy tín, những người đặc biệt tâm huyết với lĩnh vực nông lâm nghiệp và thực phẩm sạch như tiến sĩ Lê Thị Huyền Dương, tiến sĩ Phạm Thanh Hải, giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Kim Vũ – nguyên viện trưởng Viện công nghệ sau thu hoạch, giám đốc Trung tâm Công nghệ thực phẩm và công nghệ môi trường cùng các trí thức là các kĩ sư, bác sỹ.

Đặc biệt, tiến sĩ Dương nhấn mạnh: “Chúng tôi có ý tưởng thực hiện các chuỗi này để mọi người liên kết giảm giá thành chứ chúng tôi không có ý định tăng giá”. Song song với đó, công ty này cũng đang triển khai, kết nối các dự án sản xuất nông sản, thực phẩm chất lượng cao sử dụng công nghệ mới trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường sống, giữ gìn hệ sinh thái bền vững; đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Dưới đây là một số chia sẻ của bà Dương, người từ lâu đã tâm huyết với công nghệ sản xuất thực phẩm sạch trước nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Trong tình hình ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thức ăn như hiện nay, làm thế nào để những người ở thủ đô Hà Nội như chúng tôi tiếp cận được với thực phẩm tươi, sạch?

Tiến sĩ Lê Thị Huyền Dương: Trước hết, mô hình của chúng tôi vì đi theo hướng hữu cơ không thể nào mở một diện rất rộng. Chúng tôi đi cùng trang trại và các trang trại có thể tham gia vào chuỗi để mở rộng. Chúng tôi chỉ là người chỉ đạo về công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau đó sản phẩm có thể tham gia vào Intergreen Mart.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Thành phẩm thịt lợn sạch thương hiệu Intergreen.
Làm thế nào để giúp người dân nhận biết được thực phẩm thực sự là hữu cơ, thực sự là sạch? Hãy cho chúng tôi kĩ năng hay phương tiện để nhận biết theo ít nhất theo tiêu chuẩn quốc gia.

Về việc nhận biết, chúng tôi sẽ tiếp tục có những chương trình đi sâu hơn về những sản phẩm này. Có thể tiếp sau chương trình về trùn quế tổ chức vào chiều thứ Tư và sáng thứ Bảy hàng tuần tại Công ty IDT, chúng tôi sẽ tổ chức những chương trình nhận biết thực phẩm sạch.

Sản phẩm sạch khi chuyển giao công nghệ cho các nhóm sản xuất hoặc các hợp tác xã nào đấy thì đến khi bán ra thị trường, họ sẽ lấy tên hợp tác xã của mình hay lấy tên của Intergreen?

Theo tôi, khi tham gia chuỗi Intergreen, mọi người sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ. Ví dụ, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều diễn đàn để quảng bá. Thứ hai, khi tham gia vào chuỗi Intergreen, chúng tôi có trách nhiệm phân phối cho mọi người. Còn trong trường hợp mọi người tự làm, chúng tôi vẫn hỗ trợ công nghệ và mọi người sẽ tự lấy tên sản phẩm của mình.

Khi các hộ nhận chuyển giao công nghệ, làm thế nào để đảm bảo tin tưởng 100% là sản phẩm sạch? Phần bao tiêu sản phẩm liệu có gắt gao để đảm bảo lòng tin ở người tiêu dùng?

Quan niệm của mỗi người một khác. Nếu yêu cầu mọi người gia nhập chuỗi Intergreen nhiều khi họ không mong muốn. Thế thì trước hết mình tạo ra chuỗi của mình để tạo thương hiệu. Khi tin tưởng thì sẵn sàng sử dụng. Còn việc chuyển giao công nghệ, mỗi trang trại có nhu cầu khác nhau. Có những trang trại có thể tự bán hàng. Nhưng mọi người có thể tin tưởng vào Intergreen vì chúng tôi đã kiểm tra từ khâu công nghệ đến chất lượng. Và trong trang trại của Intergreen, chúng tôi có một phòng thí nghiệm nhỏ để kiểm tra các sản phẩm luôn.

Làm thế nào để nhân rộng mô hình này, thưa bà?

Như tôi đã nói, để nhân rộng mô hình này, thứ nhất là nhân rộng các trang trại Intergreen, thứ hai là nhân rộng các cửa hàng bán rau, thịt, cá, trứng,… của Intergreen.

Nên chăng, chúng ta nên có cơ quan thứ ba nào đó để kiểm tra và xác nhận sản phẩm để khẳng định thương hiệu của mình, đồng thời ngăn chặn hàng nhái?

Thứ nhất, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Intergreen đã được hoàn tất. Thứ hai, chúng tôi đang làm tiếp chứng nhận sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Thứ ba, trong trang trại Intergreen đã bắt đầu làm chứng nhận chuyên sản xuất thực phẩm hữu cơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét