Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Vàng đen từ chất thải nông nghiệp

Khoảng chục năm trở lại đây, trùn quế (giun quế) đã trở thành vật nuôi “cưng” của nhiều hộ nông dân, một nghề được xem là “một vốn bốn lời”. Chỉ cần đúc vài chiếc chậu lớn và mua 4-5 kg giun giống với số vốn chưa đến 1 triệu đồng là có thể khởi nghiệp với nghề nuôi giun.
Với chu kỳ một lứa giun chỉ từ 40-45 ngày, nhiều hộ gia đình đã nhân rộng quy mô và sản lượng, cho thu nhập trung bình trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm. Như thế, nuôi giun không còn là nghề thoát nghèo, mà là nghề làm giàu mới đúng.

Ban đầu, người nông dân nuôi giun để bán. Về sau, thấy giun là nguồn thức ăn dồi dào cho vật nuôi, nhiều người đã mạnh dạn làm trang trại cho riêng mình. Phân trùn quế còn thay thế phân hoá học, là sản phẩm an toàn, cho năng suất cao. Và rồi họ dần đưa mô hình trang trại gần như khép kín dựa trên chính con giun quế.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Phân trùn quế được coi là "vàng" từ chất thải nông nghiệp.
Bên cạnh những hộ gia đình, trang trại làm ăn nhỏ lẻ với nghề nuôi giun, đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hứa hẹn cho giá trị kinh tế cao này. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dự án xanh Intergreen là ví dụ điển hình cho xu thế này.

Trong chương trình “Trùn quế - “vàng” từ chất thải nông nghiệp” diễn ra tại Hội trường Công ty IDT International, bà Lê Thị Huyền Dương – Tổng giám đốc Công ty Intergreen đã giới thiệu giới thiệu đến các nhà đầu tư tâm đắc hướng phát triển sản xuất thực phẩm sạch theo hướng không hoá chất, sử dụng công nghệ mới, góp phần bảo vệ môi trường sống và gìn giữ hệ sinh thái bền vững.

Từ năm 2011 đến nay, Intergreen đã tham gia vào hàng loạt dự án nông lâm nghiệp sạch dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và các dự án marketing và phân phối rau hữu cơ do chương trình Nông nghiệp hữu cơ của chính phủ Đan Mạch tài trợ.

Đặc biệt, dự án trọng điểm là mô hình trang trại trại hữu cơ quy mô 2,3 ha tại huyện Lương Sơn (Hoà Bình) với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng. Trong đó, Intergreen dành 4.000 m2 nuôi trùn quế, 1.000 m2 nuôi gà thịt, 4.000 m2 hồ sinh thái nuôi cá con làm thức ăn cho cá lớn, 2.000 m2 trại lợn thịt với quy mô tối thiểu 500 con, 6.000 m2 trồng rau hữu cơ, 3.000 m2 làm khu giao lưu tham quan và học tập kĩ thuật nông nghiệp.

Điều khác biệt và cũng là mắt xích quan trọng nhất của mô hình trang trại này chính là trùn quế, loại vật nuôi sạch duy nhất hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao, được mệnh danh là vàng từ chất thải nông nghiệp.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Theo tiến sĩ Lê Thị Huyền Dương, một tấn phân trùn quế có khả năng xử lí 70 tấn rác thải trong vòng 3 ngày. Đây là lợi thế lớn để mọi người chọn trùn quế để làm giàu.
Theo bà Lê Thị Huyền Dương, hầu hết các mô hình trang trại khác đều sử dụng các chế phẩm phân bón hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Trong khi đó, trang trại hữu cơ của Intergreen sử dụng hoàn toàn nguồn phân hữu cơ sạch, đó là phân trùn quế. Phân chuồng từ chăn nuôi sau khi qua công đoạn xử lý của trùn quế trở thành chất dinh dưỡng tuyệt vời đối với các loại cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản. Trùn quế còn là nguồn cung cấp đạm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm; dược liệu quý, nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người, đồng thời là nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm và là tác nhân xử lý môi trường hiệu quả. Một tấn phân trùn quế có khả năng xử lí 70 tấn rác thải trong vòng 3 ngày”, bà Dương nhấn mạnh.

Với 4.000 m2 nuôi trùn quế, Intergreen sẽ là trang trại nuôi trùn quế có quy mô lớn nhất toàn miền Bắc. Dự kiến sản lượng tối thiểu là 42 tấn trùn/tháng; 180 tấn phân trùn, tương đương 1,2 tỉ đồng/tháng hay 14,4 tỉ/năm.

Bên cạnh mô hình trang trại hữu cơ tại Lương Sơn, trong giai đoạn từ năm 2015-2020, Intergreen còn triển khai chuỗi cung ứng sản phẩm Intergreen Mart để phân phối nông sản sạch đến người tiêu dùng và mở rộng liên kết các chuỗi trang trại hữu cơ.

Intergreen hướng tới tầm nhìn trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo ra nguồn nông sản, thực phẩm sạch với số lượng lớn, chất lượng cao, gia tăng giá trị sản phẩm bằng việc áp dụng các công nghệ mới trong chăn nuôi, trồng trọt và marketing. Đặc biệt, đây cũng là mô hình tăng thêm thu nhập cho những người thu nhập thấp ở các vùng quê.

Intergreen có rất nhiều mô hình và được liên kết với nhau khép kín từ việc nuôi trùn quế, phân được đưa ra ruộng trồng rau; trùn quế làm thức ăn cho chăn nuôi. Đến thời điểm này, tôi chắc chắn chúng tôi sẽ phát triển và phát triển rất mạnh.

Bà Dương cũng khuyến khích các trang trại và những ai hứng thú với nghề nuôi giun quế, trồng rau, nuôi lợn,... sạch hãy tham gia vào chuỗi Intergreen để nhận được sự hỗ trợ tối ưu nhất.

Như vậy, với một ý tưởng mạnh cộng với tâm huyết của những người đứng đầu, có tầm nhìn xa trông rộng, dự án nuôi giun quế sẽ phát triển mạnh, trở thành cần câu đắc lực giúp bà con nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét