Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Thương vụ triệu đô đầu tiên của startup Việt

Chỉ hơn 12 tháng sau khi thành lập, một công ty khởi nghiệp (start-up) Tappy thuần Việt đã được hãng công nghệ Weeby.co đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) mua lại với mức giá lên đến hàng triệu USD. Vậy startup Việt này có gì đặc biệt và tại sao lại được mua với giá cao như vậy?
Kết nối mọi lúc mọi nơi
Weeby.co (còn được biết đến là Game Closure) vừa tuyên bố mua lại Tappy – một ứng dụng xã hội cung cấp thông tin về các địa điểm với vốn đầu tư từ quỹ đầu tư 500 Startups và các nhà đầu tư tại Việt Nam.  Có thể nói,Tappy đã trở thành sản phẩm khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam được mua bởi một công ty lớn từ Thung lung Silicon(Mỹ)
Weeby.co là một công ty nổi tiếng, đã sản xuất và phát hành rộng rãi nhiều game ăn khách hàng đầu Châu Á trong đó phải kể đến Kiwi Run – trò chơi arcade số 1 tại Hàn Quốc, và trò chơi Bubble Pang, trò chơi arcade số 1 tại Hongkong. Cả 2 game đều đạt hàng triệu lượt tải về toàn cầu.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Chưa có chi tiết về thương vụ này được tiết lộ được mua với giá triệu đô bao gồm cả cổ phiếu và tiền mặt.  Được biết, Tappy đã thu hút được 200 nghìn đô từ 500 Startups và từ các nhà đầu tư  tại Việt nam bao gồm ông Đoàn Quốc Huy (Ban Giám đốc của BIM Group), Thức Vũ, Darwin Ling, và các đối tác chiến lược khác.
Theo đó, những người sáng lập Tappy sẽ đứng vào hàng ngũ của Weeby.co gồm có CEO Trương Thanh Thuỷ, người đồng sáng lập Leslie Ngân Nguyễn và Thức Vũ. Trương Thanh Thuỷ trước đây thành lập GreenGar, công ty Việt Nam đầu tiên được quỹ đầu tư 500 Startups chấp nhận . Chị Thủy cũng đã được vinh danh trong danh sách "30 under 30"  (30 người dưới 30 tuổi thành công) của tạp chí Forbes Việt Nam và tư vấn khởi nghiệp trong khu vực.
Nhiều câu hỏi của các startup đặt ra vì sao Tappy lại được mua với giá cao như vậy? Được biết, sản phẩm chính của Tappy là ứng dụng di động cho phép những người dùng đang ở cùng một địa điểm có thể dễ dàng trò chuyện với nhau. Còn đối với các doanh nghiệp như nhà hàng hay quán bar, Tappy cho phép đưa thông tin giảm giá,khuyến mãi đến khách hàng ngay trên thiết bị di động của họ đúng lúc đúng chỗ..
Thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) giữa Weeby.co và Tappy cũng là lần đầu tiên start-up Việt Nam về tay một công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon. Tuy giá bán cụ thể không được công bố, nhưng theo CEO Trương Thanh Thủy, các nhà đầu tư của Công ty đều tỏ ra hài lòng với giá trị thương vụ này. Còn bản thân Thủy, quyết tâm khởi nghiệp với công nghệ  đã đơm quả ngọt, dù Tappy không phải là start-up đầu tiên cô xây dựng sau khi trở về Việt Nam.
Khởi nghiệp là quá trình chứ không phải đích đến
Với niềm đam mê công nghệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trương Thanh Thủy đã ghi dấu ấn trên con đường sự nghiệp của mình với thành công của Parallel Yogurt, GreenGar và Tappy. Chị còn là người kết hợp cùng Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức cuộc thi Hackathon (lập trình 48 giờ) đình đám. Năm 2014, Thuỷ đã cố vấn và gọi vốn thành công cho một số công ty khởi nghiệp Việt Nam với số tiền lên tới hơn một triệu đô la Mỹ từ các nhà đầu tư cá nhân. Thủy cũng góp phần khẳng định vị thế tài năng Việt khi gọi được 250 ngàn đô la Mỹ của các nhà đầu tư cho giai đoạn phát triển sản phẩm của Tappy.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Có chuyên môn về công nghệ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bước ngoặt đưa Trương Thanh Thủy trở lại đam mê công nghệ khi một bạn học cũ ở Mỹ sang Việt Nam. Người này là Elliot Lee, sáng lập start-up GreenGar mà sau đó Thủy trở thành đồng sáng lập và trực tiếp điều hành.
“Elliot nói rằng những ứng dụng di động mà chúng tôi cùng phát triển khi còn đi học đã thu hút được một lượng lớn người dùng trên khắp thế giới và muốn tôi tham gia để tiếp tục phát triển start-up GreenGar”…Cũng chính nhờ cơ duyên với GreenGar, start-up công nghệ đầu tiên của Trương Thanh Thủy tại Việt Nam, mà  chị đã tạo được mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng khởi nghiệp công nghệ ở cả trong lẫn ngoài nước. Thủy và Elliot chính là những người đầu tiên có sáng kiến đưa mô hình cuộc thi lập trình Hackathon đến với sinh viên Việt Nam vào năm 2011..
Kết thúc năm 2011, start-up GreenGar đạt doanh thu nửa triệu USD từ các ứng dụng di động được Công ty phát hành trên hệ điều hành iOS và Android.
Trương Thanh Thủy quan niệm rằng "khởi nghiệp là quá trình chứ không phải đích đến". Thế nên sau mỗi chặng đường, cô đều rút được cho mình những bài học hữu ích... Còn sau trải nghiệm ở GreenGar, Thủy bắt đầu thấu hiểu được vai trò của mối quan hệ trong kinh doanh, cũng như quan điểm của nhà đầu tư đối với start-up. “Phải biết ai thực sự muốn mua và phải bán những gì họ muốn. Chọn đúng đối tác đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài. Và start-up bắt buộc phải có cố vấn pháp lý hiểu vấn đề và phải giỏi”, cô chia sẻ.
Tất cả những bài học đó đã giúp Thủy thành công với start-up công nghệ thứ 2 của mình tại Việt Nam. Bán Tappy, một start-up chỉ hơn 12 tháng tuổi, được giá cho một công ty công nghệ đến từ Thung lũng Silicon, Thủy cũng đã mở ra hướng đi mới cho cộng đồng khởi nghiệp về mặt thoái vốn của các nhà đầu tư. Trước đây, đa số các thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ vốn chỉ là giao dịch nội bộ giữa start-up thành viên trong cùng một công ty mẹ, hay các công ty trong nước mua lẫn nhau. Với thương vụ của Tappy, rõ ràng startup Việt hoàn toàn có thể nằm trong kế hoạch M&A của các hãng công nghệ nước ngoài nếu thỏa mãn những giá trị mà họ đang tìm kiếm.
Với Tappy, giá trị quan trọng nhất thu hút Weeby.co chính là chất xám. Theo Thủy, sản phẩm thì start-up nào cũng có thể phát triển vì chỉ là vấn đề kỹ thuật và thời gian, nhưng điểm đặc biệt của Tappy nằm ở chỗ đây là một trong số ít start-up trong khu vực quy tụ được các đồng sáng lập có nhiều kinh nghiệm…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét